Đặc điểm Động_đất_Sanriku_1896

Tanioka và Sataka (1996) cho rằng trong trường hợp này, ảnh hưởng của các trầm tích bị hút chìm bên dưới nêm bồi tích có vai trò làm chậm tốc độ gãy vở của vỏ. Họ mô phỏng những ảnh hưởng của đứt gãy với góc cắm 20° dọc theo đỉnh của mảnh đang hút chìm và nhận thấy rằng họ có thể khớp dữ liệu giữa phản ứng địa chấn và sóng thần được quan sát, nhưng cần độ dịch chuyển là 10,4 m.[5] Dịch chuyển có thể được giảm xuống để khớp với giá trị bằng cách xem sự nâng lên của vỏ rất cao do biến dạng của các trầm tích trong nêm bồi tích và đứt gãy nông hơn với góc cắm 10°. Mô hình đứt gãy đã hiệu chỉnh này đưa ra giá trị độ lớn Mw=8,0-8,1, và gần với giá trị độ lớn ước tính theo dữ liệu sóng thần.[6]